Trang ChủTin tứcBáo cáo thảo luận về CBSL tại trường ĐH KHTN

Báo cáo thảo luận về CBSL tại trường ĐH KHTN

Ngày đăng 15/12/2014

Ngày 19-2-2008, tại phòng F102 Trường ĐH KHTN đã diễn ra buổi báo cáo kết quả một năm thực hiện dự án “Hợp tác cộng đồng – trường Đại học” mà mục tiêu chính là xúc tiến giới thiệu và áp dụng phương pháp “Học tập phục vụ cộng đồng – Community based Service Learning - CBSL” trong giảng dạy đại học tại Việt Nam. Phương pháp này chính thức được áp dụng trong giảng dạy thử nghiệm tại Khoa Sinh từ học kỳ 1 của niên học 2007-2008 với 40 sinh viên năm 3 và 4 ở hai môn: khoa học môi trường và xử lý nước thải do TS. Phùng Thúy Phượng trực tiếp giảng dạy.

Đến dự buổi báo cáo, có PGS. TS. Dương Anh Đức, phó hiệu trưởng nhà trường, GS. Barry Messer đến từ ĐH Portland là người có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy theo CBSL, TS. Nguyễn Kim Quang, trưởng phòng đào tạo, các thầy cô đại diện ở các khoa, Đoàn Thanh niên và gần 20 sinh viên. Đặc biệt có sự hiện diện của Ban giám đốc Công viên văn hóa Đầm Sen với vai trò là đối tác đầu tiên thực hiện phương pháp học tập mới này tại cơ sở của mình. Phát biểu tại buổi báo cáo, PGS. TS. Đồng Thị Bích Thủy, giám đốc Trung tâm nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học đại học, đã giới thiệu khái quát về chương trình hợp tác của trường ĐH KHTN và ĐH Portland trong việc áp dụng phương pháp CBSL, đồng thời gợi ý những điểm cần được tập trung thảo luận sâu để việc triển khai phương pháp này đến các khoa, các bộ môn khác trong toàn trường được thuận lợi.


Quang cảnh của buổi báo cảo và thảo luận

 Trong phần báo cáo của mình, GS. Berry Messer cũng giới thiệu về các kết quả thành công của chương trình CBSL mà trường ĐH Portland đã và đang thực hiện. Sau 14 năm áp dụng trình này, ĐH Portland trở thành một trong năm ĐH liên kết cộng đồng tốt nhất ở Hòa Kỳ (One of 5 best community university partnerships in U.S.).

GS. Barry Messer giới thiệu chặng đường 14 năm áp dụng CBSL vào chương trình giảng dạy ở ĐH Portland và đã thu được những thành công rực rỡ

 Tại buổi báo cáo, các SV, các thầy cô và BGĐ CVVH Đầm Sen đều có chung ý kiến, phương pháp học tập phục vụ cộng đồng phát huy được tính chủ động sáng tạo của SV, SV có cơ hội áp dụng kiến thức vào cộng đồng và cộng đồng sử dụng được các kết quả thực tập của SV. Trong học kỳ tới, phương pháp này sẽ được áp dụng đối với một số môn học khác trong khoa Sinh, và dự kiến trong tương lai, trong khung chương trình đào tạo của trường sẽ có chứng chỉ dành riêng cho SV theo học phương pháp này.

Nội dung phần thảo luận:

1. Nhận định của Thầy Cô về ý nghĩa chung và sự cần thiết công bố thành chủ trương chính thức để khuyến khích các Thầy Cô mạnh dạn đầu tư áp dụng CBSL

CBSL kết hợp cả ưu điểm của thực tập thiên nhiên (học tập trên thực tế) và chương trình Mùa hè xanh (phục vụ cho lợi ích của cộng đồng). Sinh viên có cơ hội được rèn luyện các kĩ năng :

a. Giao tiếp:

b. Viết và trình bày báo cáo khoa học,

c. Trình bày báo cáo bằng power point

d. Làm việc nhóm,


  Sinh viên có cơ hội thể hiện được

-Tính chủ động,

-Tích cực trong học tập,

-Thấy mình quan trọng và có ích cho xã hội.

- Phương pháp này cũng giúp giảng viên và sinh viên có cơ hội trao đổi nhiều hơn để quá trình song phương dạy và học thực sự đạt hiệu quả mong đợi

- Phương pháp này phù hợp với chủ trương thay đổi khung chương trình của Đại học quốc gia theo hệ thống tín chỉ.

Với các lợi ích như vậy, việc lồng ghép phương pháp học tập phục vụ cộng đồng vào các môn học là rất cần thiết. Tuy nhiên, các giảng viên chưa mạnh dạn áp dụng, do:

- Đây là một phương pháp dạy và học rất mới ở Việt Nam.

- Phương pháp học này chưa được quảng bá rộng rãi, chưa được quan tâm đúng mức.

- Vai trò và chức năng của CEE chưa được quảng bá rộng rãi đến các giảng viên của các khoa, đến sinh viên cũng như cộng đồng,

- Chưa có các văn bản, chủ trương hỗ trợ cụ thể.

- Chưa có hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành,

- Thực tế là số lượng sinh viên năm 1 và 2 lên đến hàng trăm mà lại chỉ do 1 giảng viên phụ trách, không có trợ giảng,

- Phương pháp này đòi hỏi giảng viên và sinh viên rất nhiều thời gian

- Sinh viên chưa từng “quen” với việc chủ động trong học tập cũng như chưa có hay chưa được chuẩn bị các kĩ năng cần thiết,

- Khung chương trình hiện hành lại nặng nề sẽ ảnh hưởng đến thời gian khi áp dụng CBSL

- Khó tìm được đối tác cộng đồng có các nhu cầu phù hợp với môn học, đặc biệt là các môn lý thuyết cơ bản,

- Thực tế, cộng đồng cũng có những nhu cầu, để giải quyết cần phải có sự hợp tác của nhiều môn, nhiều ngành.

- Hiện nay, nhà trường không có nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc áp dụng các phương pháp dạy mới, kinh phí dành cho thực tập thực tế rất hạn chế.

Do đó, việc áp dụng vào chương trình giảng dạy sẽ gặp nhiều lúng túng và khó khăn trong việc chọn đối tượng áp dụng, cũng như việc tìm nguồn kinh phí bổ sung.

TS. Phùng Thúy Phượng trình bày kết quả sau 1 năm áp dụng CBSL vào chương trình giảng dạy đại học tại trường ĐH KHTN TP HCM

Trong giai đoạn này, CEE cần phải và cần được thể hiện vai trò của mình:

  • Tận dụng các hình thức thông tin đại chúng để quảng bá kết quả áp dụng CBSL, tự tiếp thị mình,
  • Gửi các thông tin giới thiệu cần thiết đến các đối tác tiềm năng để tìm hiểu các nhu cầu thực tế của họ và từ đó có những lựa chọn phù hợp cũng như mở rộng các hướng tham gia của các giảng viên, tạo nền móng cho các hợp tác liên ngành về sau,
  • Vai trò là cầu nối giữa giảng viên với đối tác, giữa các giảng viên, nhất là những đề tài thực tập thực tế cần phối hợp nhiều giảng viên thuộc nhiều bộ môn hoặc Khoa khác nhau,
  • Phổ biến các hướng dẫn cụ thể trình tự thực hiện việc lồng ghép phương pháp CBSL vào môn học (các tiêu chuẩn để chọn và đánh giá sinh viên, đối tượng sinh viên (năm 3, năm 4), số lượng sinh viên tham gia, hình thức đánh giá sinh viên, môn học phù hợp, đối tác lâu dài, 
2. Làm thế nào để chuẩn bị cho sinh viên tốt hơn, trước khi bắt đầu theo học Phương pháp CBSL

Sinh viên cần được chuẩn bị tốt các kĩ năng cần thiết trước khi học phương pháp học tập phục vụ cộng đồng. Cụ thể, trong khung chương trìn mới cần có các môn học trang bị cho sinh viện các kĩ năng cần thiết (giao tiếp, viết và trình bày báo cáo khoa học, sử dụng power point, làm việc nhóm, …). Ngoài ra, sinh viên cần đuợc rèn luyện tính chủ động, tích cực trong học tập, … ở năm 1 và 2 để có thể tham gia học phương pháp mới này trong những năm sau.
Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần được hướng dẫn trước khi áp dụng phương pháp này.

3. Cách thu hút nguồn kinh phí:

  • Nguồn kinh phí có thể từ đề tài nghiên cứu của giảng viên.
  • Nguồn tài trợ từ phía đối tác.
  • Sự hỗ trợ của học viên cao học và nghiên cứu sinh với vai trò trợ giảng.
  • Phối hợp với chương trình mùa hè xanh
  • Xây dựng thành đề tài nghiên cứu triển khai để tranh thủ ngân sách NCKH của ĐHQG, hay Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Văn Tài Ba - phó giám đốc CVVH Đầm Sen, đánh giá cao chương trình CBSL
và hứa sẽ tạo mọi điều kiện để chương trình này tiếp tục được thực hiện tại CVVH Đầm Sen

4. Phối hợp chương trình học tập phục vụ cộng đồng với chương trình Mùa hè xanh

Mùa hè xanh là chương trình đã được biết đến,  có tiêu chí phù hợp với mục tiêu của phương pháp học tập phục vụ cộng đồng, đồng thời giúp sinh viên rèn luyện, hoàn thiện các kĩ năng.
Ngoài ra, chương trình học tập phục vụ cộng đồng có thể khắc phục khó khăn trong tìm kiếm đối tác khi kết hợp với chương trình mùa hè xanh

Do vậy, việc lồng ghép phương pháp này vào mùc hè xanh là việc làm hoàn toàn có thể.

5. Khả năng lồng ghép chương trình học tập phục vụ cộng đồng vào các môn học theo khung chương trình mới theo định hướng chung của trường Đại học Khoa học Tự nhiên hay không?

Quyết định thay đổi khung chương trình giảng dạy của Đại học quốc gia, nhằm thể hiện tính chủ động và tích cực của sinh viên trong quá trình học tập cũng như thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên, tạo thuận lợi cho khả năng lồng ghép chương trình học tập phục vụ cộng đồng vào các môn học theo khung chương trình mới. Việc làm này là thích hợp theo quyết định của ĐHQG. Do đây là một thuận lợi nên CEE cần chủ động thể hiện vai trò của mình trong việc đóng góp xây dựng khung chương trình mới đồng thời cũng cần những hỗ trợ cụ thể được thể hiện bằng văn bản, chủ trương lâu dài từ phía trường, khoa. Như trong năm 1 và 2, rất cần thiết có những môn học giúp sinh viên đạt được các kĩ năng: viết và trình bày báo cáo khoa học, tổ chức làm việc nhóm, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp thực tế. Do vậy, những môn học này cần có trong khung chương trình mới.

Nhìn chung, đại diện nhà trường rất ủng hộ những phương pháp giảng dạy mới đem lại hiệu quả cho sinh viên, và CBSL là một trong những phương pháp được nhà trường quan tâm ủng hộ. Các giảng viên tham dự tỏ thái độ  quan tâm và ủng hộ. Tuy nhiên , về mặt thực hiện còn nhiều khó khăn. 


PSG. TS. Đồng Thị Bích Thủy - Giám đốc Trung tâm CEE, gợi mở một số vấn đề cần phải giải quyết
khi áp dụng chương trình CBSL vào giảng dạy chính thức ở toàn trường

Một số đề nghị:

  • Lồng ghép CBSL vào một học phần gồm nhiều môn học thay vì chỉ áp dụng cho từng môn riêng
  • Có thể áp dụng cho một số môn học 3 tín chỉ, và thêm 1 tín chỉ dành cho CBSL project. Sv không tham gia CBSL project  tính 3 tín chỉ, sv tham gia CBSL project tính 4 tín chỉ
  • Chỉ áp dụng cho sinh viên năm cuối
  • Có cơ chế tính điểm cho giảng viên và sinh viên tham gia CBSL
  • Cần  tạo điều kiện cho giảng viên và cộng đồng gặp gỡ : như có những buổi giới thiệu các hướng nghiên cúu của các giảng viên để các tổ chức cộng đồng biết thế mạnh của nhà trường

Sau khi được học theo phương pháp CBSL, sinh viên đã có nhiều tiến bộ
về kỹ năng giao tiếp cộng đồng và kiến thức môn học

Trung tâm Nghiên cứu Cải tiến phương pháp dạy và học đại học thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM đã tổ chức thành công lớp tập huấn. Trung tâm cho thấy năng lực phát triển hợp tác cộng động và khả năng tổ chức những hội thảo, lớp tập huấn trong khuôn khổ của chương trình hợp tác trong thời gian tới.
 

Trở lại

Các tin khác

hoc-tap-phuc-vu-cong-dong-con-duong-dai-cua-nhung-trai-tim-cong-hien-75.jpg

Học tập phục vụ cộng đồng – con đường...

SL vẫn sẽ là một con đường dài của những trái tim biết cống hiến.

giang-vien-cee-thuc-hien-service-learning-45.jpg

Giảng viên CEE thực hiện Service...

Hỗ trợ thực hiện Phương pháp Học tập phục vụ cộng đồng...
tap-huan-day-va-hoc-lien-ket-cong-dong-26.jpg

Tập huấn: " Dạy và học liên kết Cộng...

Vào cuối tháng 8 - đầu tháng 9 năm 2007, GS. Barry...
bao-cao-cbsl-tai-cvvh-dam-sen-24.JPG

Báo cáo CBSL tại CVVH Đầm Sen

Vào lúc 14h00 ngày 23 tháng 01 năm 2008,...
dai-hoc-portland-duoc-nhan-giai-thuong-carter-23.jpg

Đại Học Portland được nhận giải thưởng...


Vào ngày 4 tháng 6 năm 2008, Chương...
dai-dien-van-phong-head-den-tham-va-lam-viec-22.jpg

Đại diện văn phòng HEAD đến thăm và làm...

Vào ngày 22 tháng 10 năm 2008, Trung Tâm...
cee-va-cac-giang-vien-tre-chia-se-ap-dung-service-learning-20.JPG

CEE và các giảng viên trẻ chia sẻ áp...

Sáng ngày 21/02/2011, Trung tâm CEE đã gặp...
tap-huan-tai-cae-dh-portland-4.jpg

Tập huấn tại CAE, ĐH Portland

Nằm trong chương trình hợp tác Cộng đồng - Trường Đại học...